Phải nỗ lực làm hạ nhiệt đà tăng của giá cước tàu biển

Giá cước tàu biển

Có tới 95% sản lượng hàng hóa của Việt Nam được xuất khẩu bằng đường biển, nhưng giá cước tàu biển tăng nhanh đã gây không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có giá trị thấp thì cước vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với giá trị hàng hóa. Do đó, mặc dù kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 có sự gia tăng đáng kể. Thế nhưng điều này lại không hề tương đồng với kết quả hoạt động. Tuy là vậy, một số công ty nỗ lực duy trì hoạt của mình bất chấp lỗ.

Vậy làm thế nào để đối phó với tình hình như hiện nay? Những biện pháp đưa ra liệu có khắc phục được triệt để hay không? Theo dõi phần nội dung được nspect4u.com chia sẻ dưới đây để cập nhật thông tin chính xác nhất nhé.

Giá cước tàu biển tăng vượt bậc

Giá cước tàu biển tăng vượt bậc

Theo phản ánh từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). So với cùng kỳ năm ngoái, giá cước tàu biển 2 tuyến trọng điểm là Mỹ và châu Âu (EU) đã tăng gấp 5-10 lần. Không chỉ chịu tổn thất do giá cước tăng mạnh. DN còn gặp tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng dẫn đến việc hoãn chuyến liên tục. Vì thế đã ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Nhất là các đơn hàng phải giao đúng kế hoạch để được hưởng ưu đãi thuế quan trong hạn ngạch.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam – Bộ Giao thông Vận tải, lượng container qua các cảng Việt Nam năm 2020 tăng 10,6% so với năm 2019. Còn 5 tháng đầu năm 2021, lượng container qua các cảng Việt Nam cũng tăng đến 23% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, container rỗng không thiếu như lý do các hãng tàu đưa ra. Mà chỉ là cái cớ để các hãng tàu tăng giá cước với các DN.

Ngành hồ tiêu Việt Nam dần mất đi vị trí cạnh tranh

Trước tình trạng đặt chỗ vận chuyển qua đại lý với giá cao. Thì dễ hơn đặt chỗ trực tiếp qua hãng tàu theo giá niêm yết. DN đặt nghi vấn có tình trạng các đại lý của hãng tàu “găm” container rỗng và chỗ trên tàu để bán lại giá cao cho DN. Nghi vấn này còn có cơ sở là giá dầu. Chi phí lớn nhất trong cơ cấu chi phí hoạt động của các hãng tàu đang thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Việc các hãng tàu đẩy giá cước lên cao hết sức vô lý.

Ngành hồ tiêu Việt Nam dần mất đi vị trí cạnh tranh

Theo phản ánh từ VPA, một bất cập khác là cước vận chuyển tàu biển của các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ sang Mỹ và EU lại không tăng cao như từ Việt Nam. Thời gian gần đây, khách hàng Mỹ và EU đã chuyển hướng mua hồ tiêu từ Brazil. Vì chất lượng không quá chênh lệch so với Việt Nam. Quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam. Và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

“Điều này khiến cho ngành hồ tiêu Việt Nam mất khả năng cạnh tranh ở các thị trường Mỹ và EU. Cứ tiếp tục như vậy, nông sản Việt Nam sẽ đi về đâu? Nguy cơ đánh mất thị trường trọng điểm vào tay đối thủ cạnh tranh đang hết sức cấp bách”. VPA lo lắng.

Biện pháp khắc phục

Từ những điều phi lý trên, cộng đồng DN đã có văn bản kiến nghị các cơ quan quản lý vào cuộc để các hãng tàu không lạm dụng tình hình đẩy giá vận chuyển, gây thêm khó khăn cho DN. Trước mắt, các chuyên gia cho rằng. Các hiệp hội ngành hàng cần liên kết lại để có thể đàm phán với các hãng tàu. Thay vì phản ứng riêng lẻ. DN cần tính toán để có các hợp đồng xuất khẩu dài hạn thay thế các hợp đồng nhỏ lẻ. Qua đó để có được chính sách giá tốt từ hãng tàu. Hoặc chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB (giao hàng tại cảng Việt Nam) để bên mua. Thường là những nhà nhập khẩu lớn, lo về vận chuyển.

Khó hạ giá cước container trước năm 2023

Các chuyên gia trong lĩnh vực logistics nhìn nhận tỉ lệ tàu giữ đúng lịch trình sẽ vẫn duy trì ở mức thấp trong cả năm 2021. Tuy có một số dấu hiệu cho thấy tình trạng chậm trễ trung bình được cải thiện trong tháng 4 vừa qua nhưng mức hiệu suất này vẫn thấp nhất trong 10 năm qua.

Đáng lưu ý, việc đóng cửa đột ngột cảng container Yantian của Trung Quốc. Một phần của cảng container lớn thứ 4 thế giới ở Thâm Quyến – vào đầu tháng 6 vừa qua cũng làm tăng thêm khủng hoảng thiếu container. Dù việc gián đoạn đã được khắc phục. Trước tình hình tắc nghẽn vận chuyển cùng nhu cầu tăng cao hơn nữa. Giá container được dự báo sẽ không giảm xuống cho đến hết năm 2022. Ngay cả khi đã hạ nhiệt thì mặt bằng giá mới cũng sẽ cao hơn so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *