Theo như những thống kê đã cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong thuộc liên minh EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 27.67 tỉ USD, tăng 18.4% so trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực. Có thể nói, trong lúc đất nước luôn trong tình cảnh khó khăn như hiện tại, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng dương là một thành công đáng tự hào của nền kinh tế của đất nước của chúng ta.
Nhìn lại phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban Thương mại của hiệp định EVFTA
Nội dung chính của phiên họp EVFTA
Theo quy định của EVFTA và thống nhất giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban Thương mại của hiệp định này theo hình thức trực tuyến. Qua đó nhằm thảo luận, rà soát tình hình thực thi hiệp định. Cũng như các vấn đề mà hai bên quan tâm liên quan đến thương mại – đầu tư trong cả khuôn khổ song phương và đa phương.
Phiên họp được tiến hành dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Phó Chủ tịch EC kiêm Cao ủy thương mại EU Valdis Dombrovskis. Đoàn đại biểu của Việt Nam tham dự phiên họp bao gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, LĐTB&XH, NN&PTNT và một số cơ quan liên quan. Tại phiên họp, hai bên đã thông qua Quyết định số 01 của Ủy ban Thương mại về cơ chế hoạt động của Ủy ban Thương mại. Cơ chế này đề ra những quy tắc liên quan đến việc vận hành của Ủy ban Thương mại. Như chức năng, thành phần, ban thư ký, cơ chế ra quyết định, minh bạch hóa thông tin…
Điều được thỏa thuận trong phiên họp
Hai bên cũng thực hiện thảo luận để thống nhất hướng xử lý một số vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và phát triển bền vững. Hai bên cũng nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định. Giải quyết các vấn đề có khả năng tác động không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hai bên. Qua đó để giúp duy trì và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch COVID-19.
Bên cạnh nội dung song phương, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề đa phương. Như việc cải cách WTO và chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12. Dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 1/12/2021 tại Thụy Sĩ. Kết thúc phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định. Việt Nam mong muốn hai bên cùng hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích và hiện thực hoá những cơ hội cho doanh nghiệp và người dân của hai bên thông qua những nỗ lực để thực thi hiệu quả những cam kết trong EVFTA, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU vươn lên một tầm cao mới.
Bộ Công Thương cho biết, EVFTA đã có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Trải qua gần một năm thực thi hiệp định, trao đổi thương mại song phương; giữa hai bên đã có những tăng trưởng tích cực.
Tình trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU 6 tháng đầu năm
Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 27.67 tỉ USD. Tăng 18.4% so với cùng kỳ năm 2020 khi hiệp định chưa có hiệu lực. Trong đó xuất khẩu tăng 18.3%, đạt 19.4 tỉ USD. Nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng hơn 19.1%. Đạt 8.2 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, dệt may, rau quả, thuỷ sản, gạo, cà phê… Trong khi đó, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ EU là linh kiện, phụ tùng ô tô, ô tô nguyên chiếc các loại, hàng điện gia dụng và linh kiện, chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
Trên thực tế, chỉ 5 tháng sau khi EVFTA có hiệu lực. Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao. Đặc biệt là tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể như sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD, tăng 56.91%. Gạo đạt 5.2 triệu USD, tăng 3.73. Sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70.5 triệu USD, tăng 33.75%. Rau quả đạt 63.8 triệu USD, tăng 12.5%…
EVFTA – cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam – EU
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao. Hơn thế nữa còn cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một trong lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA là các điều khoản ưu đãi về thương mại hàng hóa, thuế. EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn là các cam kết về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các hàng rào kỹ thuật và phòng vệ thương mại, các vấn đề về pháp lý, thể chế, sở hữu trí tuệ. Vì vậy có thể nói tuy cơ hội của Việt Nam trong thực thi EVFTA là rất lớn. Thế nhưng những thách thức cũng không hề nhỏ.
Xem thêm nhiều tin tức về Kinh tế – Đầu tư tại đây.