Vi mạch hay còn gọi là chip là tập hợp các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động. Các linh kiện này được kết nối với nhau mục đích để thực hiện một chức năng xác định. Nói cách khác mạch tích hợp được thiết kế để thực hiện một chức năng như một linh kiện phức hợp. Các linh kiện này có kích cỡ cực kỳ nhỏ chỉ cỡ khoảng micrometre. Các vi mạch này được chế tạo bởi công nghệ silicon. Tuy nhiên hiện tại toàn cầu đang bị thiếu chip. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các ngành về công nghệ trên thế giới. Mới đây hãng Apple đã thừa nhận dây chuyền sản xuất điện thoại iphone của họ bị ảnh hưởng do thiếu hụt chip bán dẫn.
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong mọi sản phẩm điện tử. Từ máy PlayStaytion 5, bàn chải đánh răng, đến máy giặt, đồng hồ báo thức. Nhưng số lượng chip cung ứng hiện không đủ cho thị trường. Và sự thiếu hụt này không có dấu hiệu giảm bớt. Nhiều người gọi đây là cuộc khủng hoảng chip – “chipageddon”.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này, theo nhiều chuyên gia, ngoài tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, còn đến từ dự đoán sai về nhu cầu thị trường chip vào năm ngoái khi Covid-19 bùng phát. Glenn O’Donnell, Phó giám đốc nghiên cứu tại Forrester tin rằng tình trạng thiếu hụt chip có thể kéo dài đến năm 2023. “Nhu cầu tiếp tục tăng trong khi nguồn cung không có nhiều cải thiện trong thời gian tới”, ông O’Donnell nói.
Cơn khát chip bán dẫn toàn cầu bắt đầu tác động đến dây chuyền iPhone
Apple thừa nhận cơn khát chip bán dẫn toàn cầu bắt đầu tác động đến dây chuyền sản xuất iPhone. Và dự báo tăng trưởng chững lại trong quý IV. Trong cuộc họp với các nhà đầu tư hôm 27/7, CEO Apple Tim Cook thừa nhận tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đang ảnh hưởng đến những dòng chip dùng công nghệ cũ. Nhưng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng với các sản phẩm iPhone của hãng. Lãnh đạo Apple cho rằng ảnh hưởng của tình trạng khát chip ít nghiêm trọng hơn dự đoán. Nhưng có thể sẽ xấu đi nhanh chóng vào cuối năm nay.
“Chúng tôi đang gặp tình trạng thiếu hụt. Nhu cầu quá lớn và vượt xa mọi dự báo của chúng tôi. Rất khó để lấy đủ toàn bộ linh kiện trong khoảng thời gian như dự kiến”, ông nói. Nhưng từ chối dự đoán liệu tình trạng thiếu hụt có kéo dài tới cuối năm. Thời điểm ghi nhận doanh số bán iPhone cao nhất hay không.
Angelo Zino, nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu CFRA, cho rằng Apple có thể đang tích trữ chip cho các dòng iPhone tiếp theo. Và chấp nhận đánh đổi thiếu hụt với những dòng đã bán ra thị trường. “Apple muốn có càng nhiều chip càng tốt. Nhưng khi gặp thiếu hụt nguồn cung, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đáp ứng nhu cầu trong năm nay”, Zino cho hay.
Tình trạng thiếu hụt chip có thể làm Apple sụt giảm doanh số bán hàng khoảng 3 – 4 tỷ USD
Apple trước đó cho biết tình trạng thiếu hụt chip có thể làm sụt giảm doanh số bán hàng khoảng 3 – 4 tỷ USD. Trong một cuộc phỏng vấn hôm 27/7, Tim Cook cho rằng ảnh hưởng đến doanh thu tổng thể trong quý III “dưới ngưỡng thấp nhất” trong những dự báo trước đó. Doanh thu trong quý IV của Apple dự kiến vẫn ở mức hai con số. Nhưng sẽ thấp hơn mức 36,4% được ghi nhận vào quý III.
Đại dịch Covid-19 đã gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng. Đặc biệt là với các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay, máy chơi game và smartphone. Vì dịch bệnh buộc nhiều người làm việc và giải trí tại nhà. Sự phục hồi nhanh hơn dự đoán của ngành công nghiệp xe hơi sau khi nhiều nhà máy ngừng hoạt động cũng đẩy nguồn cung bán dẫn vào vòng xoáy đi xuống. Tạo ra tình trạng thiếu hụt ở một loạt ngành công nghiệp. Cuộc khủng hoảng chip dự kiến không thể sớm kết thúc. Và các chuyên gia cho rằng có thể phải mất hai năm nữa cung cầu mới lại cân bằng.