Kỷ lục thế giới về tốc độ Internet thuộc về Nhật Bản

Kỷ lục thế giới về tốc độ Internet thuộc về Nhật Bản

Như đã biết, mạng Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu. Nó có thể được truy cập công cộng bởi sự liên kết các mạng máy tính. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, internet là một phần không thể thiếu. Internet không chỉ giúp chúng ta truy cập những trang web để vui chơi giải trí. Mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều công việc trong thời đại công nghệ hiện nay. Tốc độ internet càng nhanh thì người dùng có thể truy cập các trang web càng thuận tiện. Mới đây Nhật Bản là nước thiết lập kỷ lục về tốc độ mạng. Theo đó tốc độ truyền dữ liệu ở nước này được xác lập là 319 Terabit/giây (Tb/s).

Nhật Bản vừa phá kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dữ liệu lên đến 319 terabit/giây

Quan trọng nhất là công nghệ tạo nên tốc độ Internet này tương thích với cơ sở hạ tầng cáp hiện tại của chúng ta. Nói đến tốc độ dịch vụ Internet thì từ lâu người ta vẫn coi trọng các quốc gia hàng đầu như Hàn Quốc, Singapore. Bởi theo khảo sát gần đây nhất do Speedtest công bố tháng 6/2020, thì Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ mạng Internet di động với tốc độ 110,1 Mbps, còn Singapore là quốc gia có tốc độ Internet băng rộng cố định cao nhất thế giới, với 208.16 Mbps. Còn Việt Nam đang có tốc độ Internet di động chỉ 33,12 Mbps, băng rộng cố định cũng chỉ khoảng 54.67 Mbps, đứng ở vị trí 60 toàn cầu.

Nhật Bản vừa phá kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dữ liệu lên đến 319 terabit/giây

Thế nhưng, bảng xếp hạng toàn cầu này có thể sẽ sớm thay đổ, bởi các chuyên gia Nhật Bản mới đây vừa phá kỷ lục thế giới về tốc độ truyền dữ liệu. Cụ thể, họ đã có thể “ép xung” tốc độ Internet lên đến 319 terabit/giây. Chỉ số khủng khiếp này đạt được nhờ việc sử dụng một sợi cáp quang đặc biệt có chiều dài hơn 3.000 km và công nghệ mới này cho thấy nó có thể tương thích với các cơ sở hạ tầng hiện có.

Kỷ lục thế giới trước đó, được chứng minh cách đây chưa đầy một năm. Kỷ lục đó chỉ gần bằng một nửa với 178 terabit/giây. Lưu ý rằng cơ quan vũ trụ Mỹ NASA vốn rất “hài lòng” và tự hào với tốc độ mạng chỉ 400 Gbps của mình, hay tốc độ Internet gia đình tối đa dành cho người dùng bình thường ở Nhật Bản và Mỹ cũng chỉ có 10 Gbps.

Bước đột phá mới này dựa trên công nghệ sợi quang có bốn lõi

NICT đã thành công bằng cách nâng cấp hầu như mọi giai đoạn của đường truyền. Tuyến cáp quang có bốn lõi thay vì một lõi. Và các nhà nghiên cứu đã bắn một tia laser nhiều bước sóng với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại. Bước đột phá mới này đã đạt được dựa trên công nghệ sợi quang có bốn lõi. Nó là các ống thủy tinh được đặt trong các sợi truyền dữ liệu thay vì các lõi tiêu chuẩn.

Bước đột phá mới này dựa trên công nghệ sợi quang có bốn lõi

Tín hiệu được tách thành nhiều sóng có độ dài khác nhau. Và được truyền đồng thời bằng công nghệ ghép kênh phân chia bước sóng. Để truyền nhiều dữ liệu hơn, một “dải” thứ ba hiếm khi được sử dụng đã được thêm vào. Và khoảng cách đã được tăng lên nhờ các bộ khuếch đại tín hiệu quang khác nhau. Cần lưu ý rằng cáp 4 lõi mới có đường kính tương đương với cáp một lõi thông thường. Điều này có nghĩa là phương pháp mới sẽ tương đối dễ dàng để tích hợp vào các cơ sở hạ tầng cáp quang hiện có.

Hệ thống này được bắt đầu bằng việc bắn một tia laser 552 kênh

Hệ thống này được bắt đầu bằng việc bắn một tia laser 552 kênh, ở các bước sóng khác nhau. Chùm tia này sau đó đi qua bộ điều chế phân cực kép. Nó làm trễ các bước sóng nhất định để tạo ra các chuỗi tín hiệu khác nhau. Mỗi chuỗi tín hiệu này sau đó được đưa vào một trong bốn lõi của sợi quang. Dữ liệu được truyền qua hệ thống này sau đó di chuyển qua 70 km cáp quang. Cho đến khi nó chạm vào bộ khuếch đại quang học để tiếp tục tăng tín hiệu cho hành trình dài tiếp theo của nó. Báo khoa học mô tả thành tựu đã được trình bày tại sự kiện Hội nghị Quốc tế về Truyền thông Cáp quang vào tháng Sáu vừa qua.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *