Việt Nam đang có lợi thế trong ngành thép hơn Trung Quốc?

Việt Nam

Hiện tại, giá than cốc giao đến các quốc gia ngoài Trung Quốc đang có giá ở mức thấp. Bên cạnh đó, thép từ lò BOF của đất nước này cũng đang chiếm phần trăm khá lớn trong tổng sản lượng thép của quốc gia. Thế nhưng tỷ lệ này ở khu vực châu Âu và Mỹ chỉ chiếm 40-30%. Chính vì điều này đã làm cho giá thép tại đất nước Trung Quốc ở mức cao. Bên cạnh đó, ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực, đóng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á và đang ngày càng cải thiện vị trí trong ngành công nghiệp thép thế giới. Kết hợp hai điều này lại, Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với Trung Quốc trong ngàng thép.

Nhìn nhận diễn biến giá than cốc ở Trung Quốc và Australia

Nhìn nhận diễn biến giá than cốc ở Trung Quốc và Australia

Theo báo của của Công ty Chứng khoán ACBS cho hay. Dù giá than cốc – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thép ở cả Trung Quốc và Australia đều có cùng xu hướng tăng trong quý II. Nhưng có sự khác biệt rất lớn ở 2 thị trường này. Không những thế, từ khi Trung Quốc áp dụng lệnh trừng phạt không chính thức lên than Australia từ giữa năm 2020. Ngành sản xuất than của cả hai nước đều chịu những tác động tiêu cực. Nếu như Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung, gia tăng chi phí sản xuất thép. Thì ở Australia mất đi một khách hàng lớn. Vì vậy đã đẩy giá than xuống thấp.

Nếu cộng thêm chi  phí vận  chuyển khoảng 30-50 USD/tấn. Giá than cốc giao đến các quốc gia không phải Trung Quốc vẫn đang thấp hơn Trung Quốc. Điều này vô tình tạo ra lợi thế cho các nhà sản xuất thép ngoài Trung Quốc. Đó là khi chênh lệch chi phí sản xuất lên tới 8%.

Việt Nam đang có lợi thế hơn so với Trung Quốc về mặt hàng thép

Vốn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thép Trung Quốc trong nhiều năm. Đó là do các doanh nghiệp tại quốc gia này có lợi thế sản xuất trên quy mô lớn. ACBS đánh giá Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh tốt trong tình hình chi phí than hiện nay.  Ngoài ra, thép từ lò BOF đang chiếm từ 85-90% tổng sản lượng của Trung Quốc. Trong khi tỷ lệ này ở châu Âu và Mỹ chỉ từ 40-30%. Để đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc có thể sẽ tăng nhập khẩu để bù vào sản lượng thép thiếu hụt khi giới hạn sản lượng từ công nghệ lò BOF.

Việt Nam đang có lợi thế hơn so với Trung Quốc về mặt hàng thép

ACBS nhấn mạnh rằng. Đang có một số dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhập khẩu nhiều thép hơn từ các quốc gia lân cận. Cụ thể như Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản trong năm nay. Do đó, các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu. Các số liệu cũng cho thấy lượng thép nhập khẩu từ các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản đang có xu hướng tăng mạnh. Việc gia tăng nhập khẩu thép của Trung Quốc nằm kế hoạch cắt giảm lượng khí thải CO2.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ công nghiệp thép thế giới?

Ngành thép trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về công suất, sản lượng cũng như chủng loại thép. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để cho ra lò những sản phẩm thép có chất lượng cao, được các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.

Theo các chuyên gia, thép Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp thép thế giới. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay kể từ khi ngành thép Việt Nam vẫn còn non trẻ, năm 2000, tổng công suất phôi chỉ đạt khoảng 300.000 tấn, sản xuất thép thành phẩm chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Đến năm 2015, công suất phôi đạt hơn 12 triệu tấn, tăng hơn 40 lần so với năm 2000. Thép thành phẩm các loại đạt hơn 26 triệu tấn, tăng hơn 10 lần so với năm 2000. Bên cạnh sản lượng thì sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm cũng giúp ngành thép Việt Nam bổ sung đủ các dải sản phẩm mà hiện nay vẫn đang còn thiếu.

Xem thêm nhiều tin tức về Kinh tế – Đầu tư tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *