Với tình hình làn sóng dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, một số mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm trở nên cần thiết và quan trọng hơn với nhu cầu sinh hoạt của con người. Đặc biệt, nền kinh tế khó khăn hơn, mức thu nhập giảm sút thì sức mua sắm cũng giảm dần.
Những ngày tháng thành phố Đà Nẵng giãn cách xã hội, các mặt hàng nhu yếu phẩm ở một số chợ vẫn dồi dào và nguồn cung cấp ổn định. Đặc biệt, tôm cá có tăng nhẹ do nhân công và vận chuyển, thế nhưng sức mua giảm mạnh, đây cũng là những vấn đề đáng lưu ý và bàn luận về thông tin thị trường hiện nay.
Giá tôm cá có tăng giá nhưng khách rất vắng khách
17h ngày 27/7, chợ Chiều (quận Sơn Trà) hải sản vẫn đầy sạp nhưng lượng người mua thưa thớt. Cô Nguyễn Thị Hòa, tiểu thương ở chợ, cho biết, sau khi cảng cá Thọ Quang đóng cửa để phòng chống dịch. Tiểu thương đã mua cá cấp đông về bán. Tùy thuộc vào loại cá mà giá cả khác nhau và tăng so với trước.
Chẳng hạn, cá ngừ ngày trước nhập vào 70.000 giờ lên 80.000 đồng/kg. Cá bớp từ 150.000 bây giờ lên 170.000 đồng. Cá thu trước đây 180.000, nay tăng lên 200.000 đồng/kg nhưng có rất ít hàng để nhập.
Sạp cá của anh Nguyễn Quốc Hoàng tại chợ Hải Sản (quận Thanh Khê) cũng vào tình trạng tương tự. “Không thể lấy cá tươi nên tôi đã mua 15 thùng cá cấp đông về bán dần. Trước đây, tôi thường bán cá lớn như cá thu, cá bớp, cá mú. Nhưng giờ đóng cửa nên chỉ mua được các loại. Như cá cam, cá nục, cá ngừ”, anh Hoàng chia sẻ. Anh Hoàng cho biết thêm, cá nhập về mất thời gian cấp đông nên đắt hơn so với trước. Ví dụ như cá thu trước đây nhập vào 170.000 giờ lên 200.000 đồng/kg.
Một số loại hải sản không được khách hàng lựa chọn nhiều
Chị Nguyễn Thị Huyền (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) bất ngờ khi thấy giá cá tăng. “Tôi đi chợ 3 ngày một lần theo phiếu của phường cấp, nay thấy giá cá tăng lên khá nhiều. Cách đây mấy hôm tôi mua cá ngừ 75.000, sau 3 ngày thì thấy giá đã lên 85.000 đồng/kg”, chị nói.
Ngược với các mặt hàng tăng giá nhẹ trên, một số loại hải sản những ngày giãn cách không được khách hàng lựa chọn nhiều, dù giá có giảm mạnh. Sạp hàng cua ghẹ Sỹ – Thúy ở chợ Hải sản chiều 27/7 rất ít khách lui tới mua. Anh Sỹ kể rằng trước khi giãn cách, chợ tầm này tấp nập người mua – bán.
Mặt hàng bán chạy là cua, ghẹ, chíp chíp… thời điểm này dù giá giảm đáng kể nhưng chợ vẫn ế ẩm. Các mặt hàng như cua, ghẹ, nghêu, sò, ốc, hến giảm từ 20.000- 50.000 đồng/kg. Như giá ghẹ giảm từ 250.000 xuống 200.000 đồng/kg “Bình thường tôi nhập 70kg hàng hóa mỗi ngày đều bán hết, nhưng bây giờ chỉ bán được 30kg mỗi ngày. Giờ đang tính nhập bớt lại vì lượng khách mua đã giảm 60-70%”, anh Sỹ nói.
Chị Hoàng Anh (phường Thanh Khê, quận Thanh Khê), chia sẻ, trong thời gian thực hiện giãn cách, TP. Đà Nẵng đang áp dụng thẻ đi chợ 3 ngày/lần, giữa cá, thịt và cua, ghẹ chị luôn ưu tiên chọn mua cá, thịt tích trữ để hạn chế ra nơi đông người, vào chợ ai cũng đi rất nhanh, chọn mua những thứ định sẵn.
Các tiểu thương gặp khó khăn trong vận chuyển
Theo chị Võ Thị Trinh, tiểu thương chợ Bắc Mỹ An, các mặt hàng tăng chủ yếu do vận chuyển trong dịch khó khăn. Do lượng người mua trong dịch sụt giảm đến 70% dẫn đến việc buôn bán của tiểu thương cũng gặp khó.
Chị Trinh dẫn chứng, giá nhập cá thì lên giá. Nhưng lượng người mua lại không có nên có lúc bán lỗ. So với thời điểm trước khi dịch bùng phát, sạp của tôi đã giảm đến 80% doanh thu. Chị dự định bán hết số cá cấp đông đã nhập sẽ nghỉ chợ ít ngày.
Bà Hòa thì nhìn nhận, vì số lượng người buôn ít, tàu đi biển cũng ít dần vì cảng cá đóng cửa… Nên việc giá cá tăng như trên là chấp nhận được. Có điều, cái khó là hàng nhập cấp đông không để lâu được, trong khi người mua giảm nhiều. Vì vậy, lượng cá bà nhập về cũng ít hơn một nửa so với thời điểm dịch chưa bùng phát dịch. “Trước dịch, mỗi ngày tôi thu được khoảng 40 triệu đồng tiền hàng. Nhưng nay bán được 4 triệu là mừng lắm rồi”, anh Hoàng, tiểu thương chợ Hải Sản (quận Thanh Khê) nói.
Số lượng người mua giảm sút
Anh lý giải, nguyên nhân là bởi khách hàng thưa thớt. Dịch bệnh nên người dân ít đi lại, sinh viên thì về quê, các quán nhậu, nhà hàng không mở cửa, cộng thêm việc đi chợ theo ngày nên số lượng giảm là điều thấy trước.
Ông Lê Quang Điệp, Tổ trưởng Tổ quản lý chợ Chiều, cho hay. Để đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho bà con. Tổ quản lý chợ kiến nghị với phường nếu hết cá cấp đông từ cảng cá Thọ Quang sẽ hướng dẫn tiểu thương mua cá tại các cửa biển, từ các thuyền đánh bắt gần bờ. “Tiểu thương có thể lấy thêm cá nuôi lồng bè tại vịnh Mân Quang và biển Sơn Trà về bán nên không lo nguồn cung ứng đứt gãy” – ông Điệp nói.
Giải pháp vàng cho thị trường xuất khẩu tôm cá
Anh Sỹ nhìn nhận, các mặt hàng hải sản bán chậm. Là do lượng nguồn cung dồi dào từ các tỉnh và trong TP. Mặt khác, cua, ghẹ, ốc… không còn là lựa chọn tối ưu bằng cá thịt trong mùa dịch.
Để ngành tôm Việt Nam kịp thời nắm bắt được “cơ hội vàng”. Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, lãnh đạo các tỉnh, thành. Cần xây dựng giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận: VietGAP, GlobalGAP, ASC… để con tôm Việt Nam rộng đường xuất khẩu sang các thị trường mới. Thay vì chỉ phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.