Thuế xuất khẩu tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép

Thuế xuất khẩu tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép

Ngành thép là ngành công nghiệp nặng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Đây cũng là ngành công nghiệp mũi nhọn của rất nhiều quốc gia. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như là Việt Nam. Việc ngành thép phát triển sẽ trực tiếp thúc đẩy ngành xây dựng phát triển. Là tiền đề cho công cuộc xây dựng đất nước được khang trang hơn. Tuy nhiên mới đây thông tin thuế xuất khẩu ngành thép tăng. Liệu sự việc này có ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thuế xuất khẩu phôi thép tăng từ 0% lên 5%

Hiện, Hòa Phát (HPG) là doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất trong nước với lượng hơn 560 nghìn tấn; ngoài ra còn có Formosa, TungHo…

Mới đây, Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi mức thuế xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép. Cụ thể là sẽ tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5%, đồng thời giảm 5-10% thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng thép. Bộ cho rằng, giá thép cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư công. Và tăng chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Do đó, phương án điều chỉnh mức thuế suất lần này là nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép nội địa.

Đáng chú ý, hiện Hòa Phát (HPG) là doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép vuông lớn nhất trong nước với lượng hơn 560 nghìn tấn, theo sau là Formosa với sản lượng xuất khẩu hơn 128 nghìn tấn. Như vậy, mức thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5% có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến các ông lớn HPG hay Formosa.

Thuế xuất khẩu phôi thép tăng từ 0% lên 5%

Ảnh hưởng không lớn đối với các DN thép đang niêm yết

Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, CTCK Vndirect đã đưa ra nhận định cho rằng, việc điều chỉnh thuế lần này sẽ không quá lớn đối với các doanh nghiệp thép đang niêm yết.

Theo đó, đối với HPG, sản lượng xuất khẩu phôi thép của doanh nghiệp này đã giảm mạnh trong tháng 5 và tháng 6/2021, chỉ còn chiếm dưới 8% tổng sản lượng tiêu thụ thép toàn công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 23,2% trong tháng 1/2021.

Thực chất, định hướng của ban lãnh đạo HPG là sẽ giảm dần hoạt động bán phôi thép. Qua đó tập trung tiêu thụ thành phẩm – thép dài (với biên lợi nhuận cao hơn và đã bắt đầu vận hành full công suất kể từ tháng 3/2021) tại thị trường nội địa trong dài hạn. Ngoài ra, nhờ dây chuyền sản xuất linh hoạt. HPG có thể điều chỉnh qua sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC). Sản phẩm mà thép Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

HPG sẽ giảm lợi nhuận khoảng 435 tỷ đồng

Trong kịch bản xấu, HPG tiếp tục xuất khẩu khoảng 100.000 tấn phôi thép/tháng. Trong nửa cuối năm 2021 và chịu hoàn toàn 5% chi phí thuế xuất khẩu. Khi đó lợi nhuận trước thuế của tập đoàn sẽ giảm khoảng 435 tỷ đồng. Tương đương 1,3% lợi nhuận dự phóng cả năm 2021.

Do đó, Vndirect cho rằng mức thuế suất xuất khẩu phôi thép nếu được áp dụng. Có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến HPG trong ngắn hạn ngành thép, tuy nhiên mức độ tác động là không quá lớn.

Một tác động khác của việc tăng thuế xuất khẩu. Là sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Formosa, HPG hay Tungho. Giảm xuất khẩu và tăng cung phôi thép vào thị trường nội địa. Từ đó có thể làm hạ giá thành trong nước. Hệ quả, Vndirect tin rằng POM hay VIS là các doanh nghiệp. Có thể được hưởng lợi từ mức giá phôi rẻ này.

Tuy nhiên, việc HPG giảm sản lượng bán thành phẩm trong nửa cuối năm 2021 và 2022. Cũng sẽ khiến sản lượng phôi thép bán vào thị trường nội địa không tăng lên đáng kể.

HPG sẽ giảm lợi nhuận khoảng 435 tỷ đồng

Rủi ro thép nhập khẩu cạnh tranh với thép nội địa là thấp

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá việc giảm 5-10% thuế nhập khẩu. Với một số mặt hàng thép xây dựng cũng không tác động nhiều.

Vndirect cho biết, nếu tính từ đầu năm 2020. Giá thép xây dựng nội địa của Việt Nam thường xuyên thấp hơn so với Trung Quốc. Và hiện tại đang ở mức thấp hơn 8%. Nếu như mức thuế nhập khẩu được giảm 5-10%. Thì giá thép xây dựng nội địa vẫn đang rẻ hơn khoảng 20% so với giá thép nhập khẩu. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm thép dài nhập khẩu lần này cũng không quá lớn.

Do đó, quan điểm của Vndirect là rủi ro thép nhập khẩu cạnh tranh với thép nội địa là thấp.

Mặt khác, dự thảo thay đổi thuế suất lần này không đề cập đến các sản phẩm đầu ra như tôn mạ và đầu vào (HRC) của các doanh nghiệp tôn mạ, do vậy Tập đoàn Hoa Sen (MCK: HSG), Thép Nam Kim (MCK: NKG) hay Thép Tiến Lên (MCK: TLH) sẽ không bị tác động.

Rủi ro thép nhập khẩu cạnh tranh với thép nội địa là thấp

Tập đoàn Hòa Phát

Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ năm 1992 tới nay. Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001), Nông nghiệp (2016). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết.

Tính đến tháng 1/2012, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than coke – Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt. Chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt Nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị. Cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *