Thị trường chứng quyền đứng trước nhiều khó khăn

Thị trường chứng quyền đứng trước nhiều khó khăn

Hiện tại, thị trường chứng quyền đang đứng trước rất nhiều khó khăn.Thị trường chứng khoán cơ sở trong phiên giao dịch ngày 23/07/2021 giảm nghiêm trọng, trước áp lực chốt đơn lớn của những nhà đầu tư bắt đáy trong các phiên ngày 19 và 20/07/2021 trước đó. Nhiều mã cổ phiếu cơ sở giảm xuống ở mức độ từ 2%-4% cũng đã tạo áp lực lớn lên các thị trường chứng quyền trong tuần. Sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 23/07/2021, toàn thị trường chứng quyền biến động với sắc đỏ khi có 39 mã giảm, 7 mã tăng và có 3 mã tham chiếu. Khối ngoại bán ròng với tổng mức bán ròng lên tới 165.2 ngàn đơn vị.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (CW) là một loại sản phẩm cho phép nhưng không bắt buộc chủ đầu tư phải thực hiện giao dịch, mua bán chứng khoán cơ sở ở một mức giá cố định tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền có đảm bảo là một sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên sàn giao dịch riêng; và có biểu đồ hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Công ty phát hành chứng khoán CW là công ty đã được UBCK cấp phép hợp pháp.

Hiện tại, có 2 loại chứng quyền đảm bảo đó là:

  • Chứng quyền mua (kiếm lợi nhuận theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở – Đang được thực hiện).
  • Chứng quyền bán (kiếm lợi nhuận cùng với chiều giảm của chứng khoán cơ sở – Vẫn chưa được tiến hành).

Sau khi được phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu bình thường ở trên sàn giao dịch HOSE. Và sẽ được đảm bảo thanh khoản bởi người tạo lập thị trường là công ty phát hành.

Thị trường chứng quyền tuần qua

Sắc đỏ bao trùm thị trường cơ sở trong phiên ngày 23/07/2021 trước áp lực chốt lời lớn của những nhà đầu tư bắt đáy phiên ngày 19 và 20/07/2021. Nhiều cổ phiếu cơ sở sụt giảm từ 2%-4% cũng đã tạo áp lực lớn lên các mã chứng quyền. Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/07/2021, toàn thị trường chứng quyền có 39 mã giảm, 7 mã tăng và 3 mã tham chiếu.

Sắc đỏ bao trùm

Các chứng quyền MSN, MWG, NVL, PDR và HPG đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, chứng quyền MSN giảm từ 3.23%-7.89%; chứng quyền MWG giảm từ 0.79%-5.17%; CNVL2101 và CNVL2102 giảm lần lượt 0.78% và 1.09%; CPDR2101 và CPDR2102 giảm 4.79% và 3.73%; Chứng quyền HPG với CHPG2107 và CHPG2108 giảm mạnh trên 10%; các mã còn lại giảm từ 1.27%-6.06%.

Hai nhóm chứng quyền VRE và TCH giao dịch khá tiêu cực khi ghi nhận nhiều mã giảm mạnh. Chứng quyền TCH giảm mạnh từ 10.53%-20%. Tại chứng quyền VRE, ngoài CVRE2101 lùi nhẹ 1.45% thì các mã CVRE2013, CVRE2103 và CVRE2104 đều lao dốc mạnh lần lượt 33%, 19.44% và 20%.

Tại nhóm chứng quyền ngân hàng, các chứng quyền TCB, VPB, MBB đồng loạt kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm từ 0.87%-8.10%. Các chứng quyền STB giao dịch khả quan với CSTB2101 tăng 5.57%, CSTB2103 tăng 7.45%, CSTB2104 tăng 7.01%.

Tổng khối lượng giao dịch

Tổng khối lượng giao dịch của thị trường chứng quyền trong phiên 23/07/2021 đạt hơn 6.4 triệu đơn vị, tăng 2.17%. Giá trị giao dịch đạt 30.4 tỷ đồng, tăng 19.18% so với phiên ngày 22/07/2021. Khối ngoại bán ròng trong phiên ngày 23/07/2021 với tổng mức bán ròng đạt 165.2 ngàn đơn vị. Trong đó, CHPG2108 và CHPG2107 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất. Cũng trong phiên giao dịch ngày 23/07/2021; CSTB2103 và CVPB2103 là hai mã chứng quyền có giao dịch sôi động nhất. Mặt khác, CVPB2103 cũng là mã dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch.

Khung giá các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 26/07/2021; khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Khung giá các chứng quyền

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CMWG2102 hiện đang là mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất. Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Theo đó, CVRE2013 và CPNJ2102 hiện là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 13.43 và 7.49 lần.

Giá chứng quyền sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá CW có thể kể đến như:

  • Giá chứng khoán thị trường và giá thực hiện
  • Thời điểm đáo hạn
  • Biến động giá chứng khoán cơ sở
  • Lãi suất

Giá chứng khoán thị trường và giá thực hiện: Đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng giúp chủ đầu tư có thể xác định được giá trị nội tại của CW. Mức độ chênh lệch của 2 yếu tố này sẽ có tác động rất lớn đến giá chứng quyền.

Giá chứng quyền sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Thời điểm đáo hạn: Đây là mốc thời gian vô cùng quan trọng mà chủ đầu tư không nên bỏ qua khi sử dụng CW. Thời gian đáo hạn CW càng dài thì giá trị CW càng cao.

Biến động giá CKCS: Là mức độ dao động giá chứng khoán cơ sở. Nếu giá CKCS có biên độ dao động cao thì phần trăm nhà đầu tư có lãi sẽ lớn hơn. Hiểu đơn giản là sẽ tạo ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở với giá thực hiện CW.

Lãi suất: Lãi suất tăng hay giảm cũng có tác động rất lớn đến việc xác định giá chứng quyền. Khi lãi suất tăng, chủ đầu tư sẽ thu về lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Bởi vậy, nhà đầu tư cần phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền để mua và mua ít hơn với CW bán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *