Những dự đoán về thị trường việc làm tại TP. Hồ Chí Minh những tháng còn lại của năm 2021

Lao động tại Hồ Chí minh 6 tháng cuối năm

Nhiều yếu tố bất ngờ chợt đến làm nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp. Chính vì điều này đã làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Thế nên đã dẫn đến tình trạng là người lao động cũng có nguy cơ thiếu việc, ngừng việc và mất việc làm. Đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh – tâm trung tâm phát triển kinh tế lớn nhất cả nước.

Vậy trong bối cảnh kinh tế như hiện tại, liệu rằng tình hình việc làm tại thành phố này trong thời gian còn lại của năm sẽ như thế nào? Hãy cùng xem qua những thông tin đã được nspect4u.com chia sẻ dưới để tìm câu trả lời nhé.

Tình trạng tuyển dụng của khu vực phía Nam sắp tới

Tình trạng tuyển dụng của khu vực phía Nam sắp tới

Ngành điện tử, cơ khí và đồ gỗ khu vực phía Nam sẽ hạn chế tuyển dụng ít nhất trong 3 đến 6 tháng tới. Nguyên nhân tại các nước châu Âu và Mỹ thời gian qua gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khiến nhu cầu hàng hóa tại các thị trường này giảm, dẫn đến việc xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, tình hình Covid-19 trong nước cũng khiến thị trường nội địa bị ảnh hưởng.

Ngành dược và thiết bị y tế dự báo cũng giảm tuyển dụng. “Các khách hàng trong mảng thiết bị y tế đang cho thấy họ chỉ duy trì quy mô nhân sự như hiện tại. Các công ty đa quốc gia có dấu hiệu dừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Một số công ty đang thu hẹp hoạt động và tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh, đồng thời không tuyển nhân sự mới”, báo cáo cho biết. Tại các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dù các vị trí khối thương mại như bán hàng, tiếp thị, tài chính – kế toán… vẫn đang có nhu cầu tuyển người nhưng các kế hoạch mở rộng nhân sự cho khối sản xuất đã bị hoãn hoặc hủy.

Thực trạng lao động của TP. Hồ Chí Minh

Theo kết quả khảo sát, thị trường sức lao động TP. Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm dù có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ đến lao động – việc làm, tỷ lệ lao động ngừng việc, mất việc có xu hướng tăng.

Lao động bị cho nghỉ việc luân phiên

Theo đó, số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đang làm việc trong 4.140 doanh nghiệp khảo sát là 125.277 người (chiếm 37,70% tổng số lao động trong doanh nghiệp khảo sát). Trong tổng số lao động bị ảnh hưởng, có 115.054 người lao động bị giãn việc/nghỉ luân phiên (chiếm 91,84%). 3.044 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động (chiếm 2,43%). 2.944 người tạm nghỉ việc có hưởng một phần lương (chiếm 2,35%). 2.731 người tạm nghỉ việc không hưởng lương (chiếm 2,18%). 1.504 người bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho thôi việc (chiếm 1,20%).

Lao động bị mất việc hoàn toàn

Lao động bị mất việc hoàn toàn

Có 1.924 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, chiếm 46,47% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Trong đó, có 1.794 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 93,24%). Có 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%). Có 26 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (chiếm 1,35%).

Xét theo ngành kinh tế, trong tổng số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động ở 6 tháng cuối năm tập trung chủ yếu ngành: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; vận tải kho bãi; hoạt động kinh doanh bất động sản

Phần lớn doanh nghiệp áp dụng hình thức giảm giờ làm việc/nghỉ luân phiên (chiếm 44,7%). Tạm thời cho người lao động nghỉ việc có hỗ trợ một phần tiền lương (chiếm 17,5%). Tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương (chiếm 16,61%).  Cho lao động thôi việc (chiếm 21,19%).

Những dự đoán thị trường lao động những tháng còn lại của năm 2021

Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh đưa ra hai kịch bản dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 của thành phố.

Kịch bản thứ 1

Với kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…); khu vực công nghiệp – xây dựng (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc.

Kịch bản thứ 1

Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức cho lao động thôi việc, 28,93% doanh nghiệp dự định sẽ hỗ trợ kinh phí mất việc làm cho người lao động. 19,61% doanh nghiệp dự định hỗ trợ làm thủ tục hưởng gói trợ cấp hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ. 16,62% doanh nghiệp lựa chọn hình thức khác và có  34,84% doanh nghiệp dự kiến không hỗ trợ đối với lao động thôi việc.

Xu hướng việc làm trong 6 tháng cuối năm 2021 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như: kinh doanh thương mại cần khoảng 26.048  chỗ làm việc. Công nghệ thông tin – điện tử cần khoảng 8.903 chỗ làm việc. Dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế cần khoảng 8.319 chỗ làm việc. Dệt may – da giày cần khoảng 7.785 chỗ làm việc (6,13%). Ngoài ra, một số ngành nghề cũng có nhu cầu tuyển dụng khác như: marketing. chế biến lương thực – thực phẩm, kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, hành chính văn phòng; tài chính – tín dụng – ngân hàng, kế toán – kiểm toán…

Kịch bản thứ 2

Với kịch bản thứ hai, tình hình đất nước diễn biến theo chiều hướng tích cực, tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, với việc triển khai tiêm chủng vaccine và kiểm soát tốt dịch tễ, tình hình doanh nghiệp khởi sắc trong những tháng cuối năm 2021. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu dịp lễ Tết. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc tại Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch), khu vực công nghiệp (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ) vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thương (xuất – nhập) bị gián đoạn. Nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 dự kiến cần khoảng 147.000 chỗ làm việc. Xu hướng việc làm trong 6 tháng cuối năm 2021 tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như kinh doanh thương mại; công nghệ thông tin – điện tử; dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế; dệt may – da giày; marketing; chế biến lương thực – thực phẩm; kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng; du lịch – lưu trú và ăn uống…

Cũng theo dự báo cúa Trung tâm, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ khắt khe hơn. Qua đó để xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển. Đồng thời, yêu cầu đối với công tác tuyển dụng nhân sự cũng cao hơn. Đó là cả về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ làm việc. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với người lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *