Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ trầm trọng giai đoạn 2016-2020  

Trong năm 2020, theo như báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến những hoạt động quản lý, sử dụng vốn nhà nước đã có 160 doanh nghiệp thuộc 19 tập đoàn và tổng công ty đã chỉ ra nhiều lổ hổng quản lý sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty. Điều này đã làm dẫn đến việc hoạt động thiếu hiệu quả, thua lỗ, âm vốn…trong đó có đến 5 doanh nghiệp nhà nước âm gần 17 nghìn tỷ đồng. Dưới đây là những thông tin chi tiết về vấn đề này được nspect4u.com tổng hợp, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Những doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận âm 2016-2020

Những doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận âm 2016-2020

Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Chính phủ cho biết. Trong 19 tập đoàn, Tổng công ty do Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu, đến năm 2020 có 5 doanh nghiệp có lợi nhuận âm. Trong đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines tổng cộng lỗ khoảng 7.000 tỉ đồng. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lỗ khoảng 1.300 tỉ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam khoảng 5.392 tỉ đồng. Tổng công ty Cà phê Việt Nam lỗ khoảng 848,5 tỉ đồng. Tổng công ty Lương thực miền Nam khoảng 2.450 tỉ đồng.

Nguyên nhân của sự thua lỗ

Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của những biến động bất ngờ. Có dự án sản xuất thuộc 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Giá sản phẩm đầu ra giảm mạnh (cà phê). Thua lỗ đã tồn tại từ lâu và phương thức kinh doanh không hiệu quả. Đáng chú ý, có 11/12 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần. Ngoài ra 4/7 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 1 lần. Nguyên nhân do hầu hết các dự án đầu tư chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay.

Nguyên nhân của sự thua lỗ

Cũng theo báo cáo, nhiều mục tiêu phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020 không đảm bảo. Trong đó các dự án, công trình giao thông khởi công mới rất ít so với quy hoạch phát triển. Việc hoàn thành 2.000 km đường bộ cao tốc chậm khoảng 2 năm so với mục tiêu đề ra. Chưa có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Phát triển đường sắt còn chưa được quan tâm bố trí vốn. Các dự án đường sắt đô thị triển khai chậm. Nhiều dự án trọng điểm chậm trễ kéo dài nhiều năm như cao tốc Bến Lức – Long Thành, La Sơn – Túy Loan, Trung Lương – Mỹ Thuận. Các dự án đường sắt đô thị: Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội, Bến Thành – Suối Tiên.

Hướng đi cho doanh nghiệp nhà nước trong tương lai

Trong giai đoạn 2021 – 2025, các mục tiêu, nhiệm vụ trong tái cơ cấu DNNN đã tiếp tục được đặt ra. Theo đó, trước hết phải hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó là tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý. Qua đó để xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Xây dựng danh mục tiêu chí DNNN thực hiện CPH, thoái vốn theo hướng tạo chủ động. Việc này gắn trách nhiệm cho cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tiến độ thời gian việc sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN.

Các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 – 2020 cũng sẽ được xử lý theo hướng xử lý dứt điểm. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu bằng việc xây dựng phương án. Bên cạnh đó, lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng này. Không để kéo dài, chậm trễ, gây thất thoát tài sản của nhà nước, không để xảy ra tiêu cực. Xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước. Nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *