Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) có mã cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán là VAB. Gần đây, mã cổ phiếu này đã không ngừng thay đổi giá chỉ trong thời gian rất ngắn. Ngay sau khi chào sàn được ít phút, cổ phiếu VAB đã tăng kịch điểm. Và sau hai phiên giao dịch liên tiếp, giá cổ phiếu VAB đã không ngừng tăng. Nhưng đến phiên giao dịch thứ tư, ngày 23/07, mã cổ phiếu này bất ngờ tụt dốc. Kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh ngân hàng VietABank và mã cổ phiếu VAB qua bài viết sau đây của chúng tôi.
Cổ phiếu VAB giảm sàn phiên 23/07
Trước áp lực bán lan rộng khắp thị trường, cổ phiếu VAB là mã ngân hàng giảm sàn duy nhất trong nhóm “cổ phiếu vua” phiên 23/07.
Ngày 20/07, gần 445 triệu cp VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 13,500 đồng/cp. Sau 3 phiên tăng điểm mạnh (2 phiên đầu kịch trần), cổ phiếu VAB đã lên mức giá 22,800 đồng/cp.
Tuy nhiên, đà tăng này đã không còn duy trì trong phiên giao dịch 23/07 khi áp lực bán tăng mạnh, cổ phiếu VAB theo đó giảm kịch sàn với dư bán giá sàn lên đến cả triệu đơn vị. Khối lượng khớp lệnh của 3 phiên trước đó đều đạt từ 1.2-1.9 triệu cổ phiếu, nhưng đến phiên sàn 23/07 chỉ còn khớp hơn 500,000 cổ phiếu.
Vốn hóa thị trường cổ phiếu VAB từng tăng lên 10,145 tỷ đồng chỉ sau 3 phiên giao dịch đầu tiên, và sau đó giảm về 8,943 tỷ đồng (phiên thứ 4), mức xấp xỉ ngày đầu giao dịch.
Thông tin về VietABank
Được xem là nhà băng khá “kín tiếng” trong hệ thống, VietABank cuối cùng cũng “chạm tay” đến sàn chứng khoán. Dù vậy, nhiều thông tin của ngân hàng này vẫn còn nhiều dấu hỏi. VietABank được thành lập ngày 09/05/2003 dựa trên cơ sở hợp nhất 2 tổ chức tín dụng là Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và NHTMCP Nông thôn Đà Nẵng, với số vốn điều lệ ban đầu gần 76 tỷ đồng. VietABank có 1 công ty con là Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Việt Á (AMC) do VietABank sở hữu 100%, vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Từ khi hoạt động đến nay, VietABank đã có 18 lần tăng vốn điều lệ từ mức gần 76 tỷ đồng lên gần 4,450 tỷ đồng bằng các hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho cổ đông chiến lược, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, trái phiếu chuyển đổi.
Vốn điều lệ VietABank trong năm 2021
Trong năm 2021, sau khi được ĐHĐCĐ thông qua, VietABank có kế hoạch tăng thêm 950 tỷ đồng vốn điều lệ, lên mức gần 5,400 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu bằng nguồn lợi nhuận để lại năm 2020.
Tính đến 30/03/2021, tổng tài sản Ngân hàng sụt giảm 11% so với đầu năm, chỉ còn gần 77,025 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm đến 51%, chỉ còn hơn 1,073 tỷ đồng, tiền gửi tại TCTD khác giảm đến 58%, chỉ còn hơn 6,333 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% lên mức 50,510 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 6% so với đầu năm, lên mức hơn 63,000 tỷ đồng; tiền gửi của các TCTD khác giảm mạnh 63%, chỉ còn hơn 4,972 tỷ đồng; tiền vay TCTD khác giảm đến 97%, chỉ còn hơn 130 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh VietABank
Kết quả hoạt động kinh doanh trước năm 2021
Trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh; nhà băng này cũng không có nhiều điểm nổi trội. Kết quả kinh doanh của VietABank luôn nằm trong “chiếu dưới” so với đa phần các ngân hàng trong hệ thống. Ngân hàng này bắt đầu đà lao dốc kể từ cuộc khủng hoàng tài chính năm 2011. Và có lúc lợi nhuận thuần cả năm chưa đạt 100 tỷ đồng (năm 2014). Khoảng thời gian này, chi phí dự phòng Ngân hàng trích lập chỉ chiếm khoảng 15-18%. Tuy kết quả kinh doanh bắt đầu khởi sắc từ năm 2015 đến nay. Nhưng đồng thời VietABank cũng bắt đầu tăng tỷ lệ trích lập chi phí dự phòng, bình quân từ 30-77%/năm. Đỉnh điểm là năm 2016 (77%) và năm 2018 (76%).
Lợi nhuận trước thuế của VietABank khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay trong xu hướng tăng trưởng, nhưng chênh lệch giữa các năm không nhiều, bình quân từ 9-20%/năm. Chỉ 2 năm gần đây, lợi nhuận trước thuế VietABank mới thể hiện rõ rệt tăng trưởng. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 tăng 83% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 47% so với năm 2019.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021
VietABank cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 406.9 tỷ đồng. Con số này tăng 173% so với cùng kỳ năm trước. Đã thực hiện được gần 62% kế hoạch 658 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2021.
Nhìn vào cơ cấu thu nhập, có thể thấy, thời gian trước năm 2013; nguồn thu chính của VietABank chỉ chiếm khoảng 50-70% thu nhập. Phần còn lại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập phi tín dụng là lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư và mua bán chứng khoán kinh doanh chiếm từ 15-30%.
Những biến đổi trong cơ cấu thu nhập của VietABank
Từ năm 2013 đến nay có sự biến đổi trong cơ cấu thu nhập. Ngân hàng dần trở nên phụ thuộc vào tín dụng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng dần lên, chiếm từ 65-96% tổng thu nhập. Xếp sau đó là lãi từ hoạt động khác chiếm từ 6-20%.
VietABank là một trong những ngân hàng khá “kín tiếng” khi phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ngân hàng hiếm khi được công bố. Dữ liệu từ VietstockFinance ghi nhận được, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của VietABank đều trên 2%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tính đến 31/03/2021 là 2.19%. Tỷ lệ an toàn vốn là 8.41%. Các chỉ số ROE, ROA lần lượt đạt 2.14% và 0.16%.
Năm 2021, VietABank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 97,075 tỷ đồng. Con số này tăng 12% và lợi nhuận trước thuế đạt 658 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Năm 2020 VietABank mua lại trái phiếu đặc biệt bán cho VAMC
Trước đó trong năm 2020, VietABank là 1 trong 17 ngân hàng hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu đặc biệt đã bán cho VAMC. Kết quả xử lý sớm nợ VAMC giúp ngân hàng giảm áp lực về chi phí dự phòng rủi ro. Lành mạnh hóa chất lượng tài sản và tạo đà tăng trưởng lợi nhuận cho các năm tiếp theo. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2020 là 2,3%.
Tháng 12/2019, VietABank và KPMG – công ty kiểm toán hàng đầu thế giới đã ký kết hợp tác; triển khai dự án tư vấn tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 41/2016TT-NHNN và Basel II. Đến tháng 8/2020.