Tuy tình hình dịch bệnh căng thẳng do biến chủng Delta gây ra. Nhưng đồng tiền ngoại tệ vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm sút, nhất là đồng đô la Mỹ. Các chuyên gia thẩm định trong thời gian này. Đồng đô la Mỹ tăng mạnh ở mức 0,2% so với các phiên trước. Thay vì chọn đồng euro hay đồng yên để đầu tư. Khách hàng đã tìm đến đồng đô la mỹ để đầu tư ẩn náu. Trong đợt khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh covid19 gây ra. Các chuyên gia cho thấy Mỹ có thể giữ vững vị trí đứng đầu về đồng tiền của mình. Nhờ vào công tác chống dịch tốt và việc tiêm vắc xin đồng loạt cho công dân nước họ.
Đô la Mỹ tăng giá liên tục hai tuần
Đô la Mỹ tăng giá tuần thứ 2 liên tiếp mặc dù biến động thất thường ở những phiên cuối tuần. Do “khẩu vị” của nhà đầu tư thay đổi chóng mặt giữa một bên là các tài sản rủi ro. Với một bên là tài sản an toàn như USD. Tâm điểm chú ý của thị trường tiền tệ là cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chỉ số dollar index chiều nay theo giờ Việt Nam ở mức 92,891 điểm. Tính chung cả tuần tăng nhẹ 0,2%; giữa tuần có thời điểm đạt mức cao nhất trong vòng 3,5 tháng, là 93,194 (vào ngày 21/7). Khi nhà đầu tư ào ào rời bỏ chứng khoán Phố Wall để tìm đến với USD. Trong bối cảnh lo ngại tột độ về nguy cơ biến thể Delta có thể làm “trật bánh” con tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các chiến lược gia của ING, Chris Turner, Petr Krpata và Francesco Pesole, hôm nay cho biết: “Chỉ số dollar index duy trì sát mức 93. Kể cả sau cuộc họp của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) là tín hiệu tốt đối với USD. Cho thấy nhà đầu tư đã đánh giá lại xu hướng về triển vọng tăng trưởng của Mỹ và thế giới”.
Theo các chuyên gia này: “Những nhà đầu tư đặt cược USD tăng giá sẽ cảm thấy hài lòng khi USD giữ vững ở mức cao bất chấp. Kinh tế toàn cầu hồi phục – điều kiện để Fed sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách của mình – và trong giai đoạn lo ngại rủi ro gia tăng. Về các loại tiền gắn bó với hàng hóa và các loại tiền của những nền kinh tế mới nổi”. Đồng yên, cũng là một loại tiền trú ẩn an toàn, tuần này giảm khoảng 2,3% xuống 110,36 JPY/USD.
Đô la Mỹ tăng do nhiều yếu tố
Đồng euro hôm nay tương đối ổn định ở mức 1,1772 USD. Trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi Pháp và Đức công bố kết quả thăm dò về chỉ số quản lý sức mua tổng hợp của mình. ECB hôm 22/7 đã kết thúc cuộc họp chính sách với cam kết giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Hiện nay thêm một thời gian dài nữa, đúng như dự đoán của thị trường. Cuộc họp của ECB cũng được nhà đầu tư tiền tệ tuần này chờ đợi. Nhưng tác động của nó chỉ như một gợn sóng nhỏ so với những tín hiệu phát đi từ Fed.
ECB quyết định giữ mức lãi suất đối với tiền tái cấp vốn ở 0%. Lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi là âm 0,5%. Các mức lãi suất chủ chốt này sẽ được duy trì cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Song song đó, chương trình khẩn cấp thu mua trái phiếu trong đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro (2.200 tỷ USD) cũng tiếp tục được giữ nguyên. Ít nhất tới tháng 3/2022, hoặc tới khi ECB “đánh giá giai đoạn khủng hoảng Covid-19 đã kết thúc.”
Phát biểu sau cuộc họp, Chủ tịch ECB, bà Lagarde, đánh giá nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phục hồi “mạnh mẽ” và “đúng hướng”. Song đại dịch COVID-19 với biến thể Delta tiếp tục “phủ bóng” lên triển vọng nền kinh tế. Biến thể này có khả năng lây lan nhanh chóng. Đe doạ kéo lùi đà khởi sắc trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch và khách sạn.
Ngoại tệ khác giảm giá trong khi USD tăng mạnh
Do đó, ECB sẽ “kiên nhẫn” trong việc hỗ trợ các nước trong khu vực vượt qua cuộc khủng hoảng y tế. Qua đó phát đi tín hiệu rằng ECB sẽ tiếp tục duy trì các lãi suất chủ chốt ở mức thấp lâu hơn.Trong khi hầu hết các nhà phân tích cho rằng việc ECB duy trì thái độ ôn hòa đang đè nặng lên đồng tiền chung. Thì các chuyên gia của TD Securities lại cho rằng chính sách đó có thể đẩy EUR lên 1,1851 USD trong thời gian tới.
Đồng bảng Anh hôm nay hồi phục nhẹ lên 1,3741 đô la. Được thúc đẩy bởi nhà đầu tư quay lại với tài sản rủi ro, bất chấp số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, bảng Anh vẫn mất 1,3% giá trị. Đồng bảng Anh phiên cuối tuần giảm so với đồng USD, tính chung cả tuần giảm 0,7%, mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng.
Tuy nhiên, đồng đô la Australia – đại diện cho những loại tiền có độ rủi ro cao – hôm nay giảm 0,3% xuống 0,7360 USD. Tính chung cả tuần mất khoảng 0,5%, là tuần giảm thứ 4 tiên tiếp.
Đô la Mỹ tăng ảnh hưởng đến kinh tế thế giới
Với việc một nửa dân số Australia đang trong diện bị phong tỏa. Các nhà kinh tế dự đoán ngân hàng trung ương nước này có thể gia tăng kích thích kinh tế. Thay vì siết chặt chính sách trong cộc họp kỳ tiếp theo. Chiến lược gia Joseph Capurso của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia viết trong một thông báo rằng: “Sự cân bằng rủi ro cho thấy đồng AUD sẽ suy yếu hơn nữa trong thời gian tới”.
Trong khi các đồng tiền châu Âu hôm nay hồi phục thì tiền tệ và chứng khoán Châu Á tiếp tục giảm. So với USD trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Và Đông Nam Á trở thành tâm điểm mới của đại dịch. Khiến nhà đầu tư trong tâm lý tiêu cực lựa chọn sự an toàn khi đứng ngoài thị trường. Nhân dân tệ hôm nay 23/7 cũng giảm giá. Nhưng tính chung cả tuần tăng nhờ nhu cầu của các doanh nghiệp mạnh mẽ. Và dòng vốn đầu tư nước ngoài duy trì cao.
Chứng khoán Philippines giảm mạnh nhất hôm nay. Mất 1,6%, tiếp đến là chứng khoán của Thái Lan và Singapore. Giảm từ 0,2% đến 0,6%. Malaysia, Thái Lan và Indonesia hiện đang là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Tính chung cả tuần, chứng khoán Philippines giảm 3,4%. Và dòng tiền chảy ra cũng gây áp lực khiến peso giảm 0,6% trong ngày thứ Sáu 23/7.
“Chứng khoán châu Á có vẻ đã sẵn sàng cho một đợt trầm lặng do Covid-19. Yếu tố rủi ro số 1 đối với Châu Á Thái Bình Dương. Khi hàng loạt quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc và Malaysia đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch “, Yeap Jun Rong. Chiến lược gia thị trường của IG cho biết. Theo ông: “Các đợt phong tỏa và hạn chế mới có thể kéo dài. Tác động đến nhu cầu trong nước và việc đi lại giữa các biên giới.”
Đô la Mỹ niêm yết ở các ngân hàng tăng
Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ấn định ở mức 6,465 CNY/USD. Tăng 1 pip so với mức 6,4651 CNY của ngày hôm trước. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ nội địa cuối phiên hôm nay ở mức 6,4716 CNY. Giảm 15 pip so với hôm qua, song tính chung cả tuần vẫn tăng 0,11% và là tuần tăng thứ 2 liên tiếp với mức tăng nhiều nhất kể từ cuối tháng 5. Đối với tiền đồng Việt Nam, tỷ giá trung tâm giữa VND/USD sáng 23/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.209 VND/USD. Giảm 6 đồng so với ngày hôm qua.
Tại các ngân hàng thương mại, giá đồng USD sáng nay ít biến động. Vietcombank giữ nguyên ở cả chiều mua vào. Và bán ra so với ngày hôm qua, niêm yết ở mức 22.890 – 23.120 VND/USD (mua vào – bán ra). Tại Vietinbank niêm yết ở mức 22.890 – 23.110 VND/USD (mua vào – bán ra). Giảm 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với hôm qua. Tỷ giá VND/NDT được Vietcombank niêm yết ở 3.487 – 3.634 VND/NDT (mua vào – bán ra). Không thay đổi so với ngày hôm qua; Vietinbank niêm yết ở mức 3.516 – 3.626 VND/NDT (mua vào – bán ra). Giảm giảm 2 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Đô la Mỹ có nhiều khả quan trong thời gian tới
Trọng tâm chính tiếp theo của thị trường tiền tệ là cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed vào tuần tới (28-29/7). Theo đó một số nhà kinh tế dự đoán sẽ có một số bước tiến trong quá trình thảo luận. Về việc giảm bớt các biện pháp kích thích. Các chiến lược gia của Westpac viết trong một lưu ý khách hàng: “Mỹ có vị thế tốt hơn các nước khác trong việc chống lại sự lây lan của biến thể Delta. Nhờ vào đợt tiêm chủng mạnh mẽ trước đó”.
Westpac cho biết chỉ số dollar index đang có những dấu hiệu chững lại, quanh mức 93. Song về tổng thể thì khả năng phục hồi là cao. Bất kể “khẩu vị” chuộng tài sản rủi ro của nhà đầu tư. Hay việc ECB chuyển sang lập trường chính sách ôn hòa. Những yếu tố có thể kéo dollar index về vùng 91,5-92,0.
Các nhà phân tích nhìn chung cho rằng mặc dù đồng đô la giảm từ mức đỉnh 3,5 tháng. Nhưng nhà đầu tư vẫn có nhu cầu mua vào. Simon Harvey, nhà phân tích thị trường tiền tệ cao cấp của công ty Monex Europe ở London. Cho biết: “Có rất nhiều sự không chắc chắn khi xem xét về thị trường Mỹ. Kinh tế vĩ mo toàn cầu, lo ngại về Covid-19 hay những rủi ro liên quan đến chính trị”.
Đô la Mỹ có xu hướng đi lên bền vững
“Tôi không nghĩ rằng sự chênh lệch này (tỷ giá) sẽ rõ ràng trong ngắn hạn. Vì vậy tôi thấy đồng đô la vẫn tăng giá trong vài tháng tới”, ông Harvey cho biết.Tính chung cả tuần, dollar index đã tăng 0,6%, tăng mạnh nhất kể từ 20/6. Do kinh tế Mỹ hồi phục tích cực. Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng do những biến chủng mới, khiến nhà đầu tư lại tìm tới USD để ẩn náu.
Đồng USD tăng mạnh bất chấp những trở ngại. Cho thấy xu hướng đi lên của đồng tiền này mạnh mẽ và bền vững. Những dữ liệu kinh tế vững chắc của Mỹ và sự thay đổi nhận định về triển vọng lãi suất của mỹ. Sau khi Cục Dự trữ Liên (Fed) thông báo lãi suất có thể được điều chỉnh sớm hơn dự kiến. Vào tháng 6/2023, đã giúp đẩy USD tăng mạnh trong những tuần gần đây.
Kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy tâm lý người tiêu dùng của Mỹ đã bất ngờ giảm mạnh xuống mức thấp nhất 5 tháng vào đầu tháng 7 này. Do lo ngại lạm phát và giảm niềm tin vào sự hồi phục kinh tế. Song điều này cũng không cản trở việc đồng USD tiếp tục mạnh lên. Chiến lược gia Imre Speizer của Westpac cho biết: “Rõ ràng là đồng đô la Mỹ có một số sức mạnh đằng sau nó. Và tôi nghĩ điều đó đang kìm hãm tất cả các đồng tiền đối tác khác. Theo ông: “Điều đó có liên quan đến lãi suất…, và đôi khi đó là bởi nhu cầu tìm đến nơi trú ẩn an toàn”. Ông Westpac nhận định: “Chúng tôi cảm thấy rằng đồng đô la Mỹ sẽ khá mạnh trong vài tháng tới.”
Xem thêm bài viết hay tại đây!