Dịch bệnh đã làm tê liệt nhiều ngành trong hệ thống kinh tế trong nước. Không chỉ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước mà nó còn để lại hậu quả nghiệm trọng. Một trong số các “nạn nhân” của Covid-19 là thị trường vàng. Việc áp dụng các chính sách phòng chống dịch đã gián tiếp tác động đến thị trường này. Hậu quả là các tiệm vàng đóng cửa, dẫn đến giao dịch vàng đình trệ. Việc khó khăn trong giao dịch vàng cũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho giá vàng. Cụ thể, giá vàng hiện nay gần như “đóng băng”, chưa có dấu hiệu dịch chuyển nào. Điều này khiến nhiều người thấp thỏm không yên. Bởi với tìn hình kinh tế hiện tại, nếu lỡ sa chân thì rất khó để vực dậy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn vấn đề này nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng
Thị trường vàng là một thị trường khá nhạy cảm. Do đó rất nhiều yếu tố có thể gây ra tác động đến thị trường này. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nhà đầu tư.
Giá USD
Giá USD tự do trong nước đã giảm mấy ngày liên tiếp. Điều này trái ngược với xu hướng tăng của đồng USD trên thị trường quốc tế. Đây không phải là lần đầu tiên giá USD trong nước đi ngược lại với thế giới. Và nó cũng là một nhân tố gây ra các thay đổi của giá vàng. Bởi các nhà đầu tư thường sẽ tìm đến vàng hoặc USD để làm tài sản dự trữ. Mà khi một bên cán cân thay đổi thì bên còn lại không thể nằm yên được. Tuy nhiên còn cần nhiều thông hơn để đánh giá sự thay đổi này là tốt hay xấu.
Dịch bệnh tác động tiêu cực đến giá vàng
Từ đầu tháng tới nay, nhiều doanh nghiệp vàng bạc đá quý lớn tuyên bố ngừng giao dịch tại nhiều địa điểm để phòng chống Covid. Điều này là cần thiết nhằm thực hiện các chính sách phòng chống dịch của Chính phủ. Đây có thể nói là một khoảng thời gian khó khăn của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Webiste của DOJI đã cập nhập các thông tin liên quan. Tập đoàn này đã tạm ngưng hoạt động 49 trung tâm vàng bạc trang sức tại các địa phương đang có diễn biến dịch phức tạp từ ngày 19/7. Đồng thời chỉ duy trì hoạt động của 27 trung tâm vàng bạc trang sức còn lại. Tại Hà Nội, toàn bộ 18 trung tâm của DOJI đều tạm dừng giao dịch.
Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng ngừng giao dịch từ ngày 19/7 cho tới khi có thông báo tiếp theo.
Công ty SJC tạm ngừng hoạt động nhiều cửa hàng. Điểm giao dịch tại Tp.HCM từ ngày 8/7 và chỉ duy trì hoạt động tại trụ sở chính.
Tại “phố vàng” Trần Nhân Tông của Hà Nội, một số tiệm lớn sáng 23/7 vẫn mở cửa giao dịch bình thường. Cửa hiệu của Tập đoàn Phú Quý tại địa chỉ này cho biết vẫn có khách tới giao dịch. Tuy nhiên cửa hàng phải thực hiện đầy đủ các quy định về giãn cách để chống Covid.
Thị trường vàng trong nước
Giá vàng miếng trong nước từ đầu tuần tới nay chỉ lình xình khoảng 57,5-57,6 triệu đồng lượng (bán ra). Một phần do giao dịch chậm, một phần do giá vàng thế giới ít biến động. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ đáng cao hơn khoảng 7,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tại Hà Nội theo niêm yết của Phú Quý sáng nay là 57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,6 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 56,85 triệu đồng/lượng và 57,5 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Nhẫn tròn trơn 999,9 tại Phú Quý có giá 51,4 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào. Và ở chiều bán ra tại đây thì đạt mức 52,2 triệu đồng/lượng.
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.150 đồng (mua vào) và 23.220 đồng (bán ra). Chỉ số này đã giảm 30 đồng ở cả hai đầu giá so với sáng qua. Trong 4 ngày giảm liên tục, giá USD tự do đã mất 110 đồng.
Ngân hàng Vietcombank báo giá USD ở mức 22.910 đồng và 23.110 đồng, giảm thêm 10 đồng so với sáng qua.
Thị trường vàng khu vực
Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc gần 11h trưa theo giờ Việt Nam là 1.804,2 USD/oz. Chỉ số này đã giảm 3,7 USD/oz so với đóng cửa phiên đêm qua tại Mỹ. Mức giá này tương đương 50,2 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD bán ra tại Ngân hàng Vietcombank. Giá bán nói trên chưa được tính kèm các chi phí liên quan.
Tuy nhiên, trong phiên Mỹ đêm qua, giá vàng tăng 3,6 USD/oz, chốt ở 1.807,9 USD/oz. Việc tăng giá đột biến này do nhiều nguyên nhan vã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Thị trường vàng thế giới
Giá vàng thế giới những phiên gần đây giằng co trên ngưỡng 1.800 USD/oz. Nguyên nhân là do thiếu yếu tố hỗ trợ mang tính quyết định. Xu hướng tăng giá của đồng USD gần đây đang gây áp lực giảm lên vàng. Trong khi giá kim loại quý này vẫn được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương. Hơn thế nữa là nhu cầu phòng ngừa rủi ro trong đại dịch Covid-19.
Trong cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào ngày 22/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cam kết giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục thêm một thời gian để kích thích lạm phát. Đồng thời Ngân hàng cũng cảnh báo biến chủng Delta của Covid-19 có thể đặt ra rủi ro cho sự phục hồi kinh tế Eurozone. Lạm phát trong Eurozone đã ở mức thấp trong một thời gian dài. Và dù áp lực giá cả có tăng lên gần đây, lạm phát trong khu vực vẫn chưa đạt mục tiêu ECB đề ra.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD sáng nay tăng lên ngưỡng 92,9 điểm. Trong khi đó sáng qua, con số này là 92,8 điểm. Gần đây, chỉ số có lúc vượt 93 điểm, cao nhất hơn 3 tháng.