Cổ phiếu VIC của Vingroup trao tay 1.800 tỷ đồng

Cổ phiếu VIC của Vingroup trao tay 1.800 tỷ đồng

Vingroup là một trong những tập đoàn lớn nhất ở nước ta. Họ tham gia vào rất nhiều những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Với uy tín cộng với thương hiệu của người Việt. Những sản phẩm, dịch vụ của Vingroup được khách hàng và nhà đầu tư rất đón nhận. Qua đó góp phần rất lớn cho thành công và sự phát triển cho tập đoàn. Cổ phiếu của Vingroup cũng được rất nhiều nhà đầu tư săn đón và chọn mua. Mới đây cổ phiếu của Vingroup vừa tạo ta một địa chấn ở thị trường chứng khoán khi trao tay 1.800 tỷ đồng cổ phiếu.

Thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.126 tỷ đồng

VN-Index đóng cửa tuần thứ 30 của năm 2021 với 3 phiên giảm điểm, 2 phiên tăng điểm, mất đi 30,48 điểm tương đương 2,35% dừng lại ở mức 1.268,83 điểm.

Thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.126 tỷ đồng. Giảm 6,3% so với tuần trước đó và là tuần có thanh khoản thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2021.

Cùng chiều, HNX-Index đánh mất 5,99 điểm (1,94%) về mốc 301,77 điểm. Còn UPCoM-Index giảm 0,96 điểm còn 84,37 điểm.

Trái ngược với tuần trước, tuần giao dịch giằng co 19 – 23/7 đánh dấu chuỗi 5 phiên bán ròng liên tiếp của các NĐT nước ngoài trên sàn HOSE. Nổi bật, lực xả mạnh nhất 1.450 tỷ đồng được ghi nhận trong phiên 21/7 đã thu hẹp đà tăng của chỉ số. Họ bán ròng tổng cộng 2.600 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó bán ròng qua kênh khớp lệnh 622 tỷ đồng.

Nhóm này xả mạnh nhóm bất động sản với giá trị áp đảo 2.340 tỷ đồng. Đồng thời rút ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng – dịch vụ tài chính. Trái chiều, thực phẩm & đồ uống trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền với 293 tỷ đồng mua ròng.

Chiều bán chiếm ưu thế trong xu hướng giao dịch của NĐT nước ngoài. Sau khi gom ròng 2.300 tỷ đồng tuần trước đó. Cụ thể, họ bán ròng gần 2.600 tỷ đồng. Hàng loạt cổ phiếu trong rổ VN30 và chứng chỉ quỹ ETF.

Thanh khoản trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 18.126 tỷ đồng

Giao dịch xả ròng 1.999 tỷ đồng mã VIC của Vingroup

Nổi bật tại chiều bán là giao dịch xả ròng 1.999 tỷ đồng mã VIC của Vingroup. Khối ngoại chủ yếu giao dịch qua kênh thỏa thuận khi bán ròng 1.808 tỷ đồng dưới hình thức trao tay. Giao dịch diễn ra trong bối cảnh hồ sơ thông báo nâng tỷ lệ sở hữu ngoại lên 49% của Vingroup. Vừa được UBCKNN tiếp nhận ngày 16/7 vừa qua. Tính đến ngày 23/7, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài mới ở mức 28,5%, còn có thể mua thêm 723 triệu cổ phiếu.

Cùng chiều, khối ngoại bán ròng 440 tỷ đồng mã KDH của Nhà Khang Điền. Đáng chú ý, trong phiên 22/7, KDH khớp lệnh khủng 14.906.700 đơn vị. Là khối lượng giao dịch lớn nhất kể từ đầu năm 2021. Đưa cổ phiếu này trở thành mã duy nhất tăng trần trong rổ VN30.

Dòng tiền cùng rút mạnh khỏi nhóm ngân hàng và dịch vụ tài chính với các đại diện MSB (219 tỷ đồng), CTG (186 tỷ đồng), SSI (57,7 tỷ đồng). Một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều gồm chứng chỉ FUEVFVND (114 tỷ đồng), MSN (65,2 tỷ đồng), HPG (54,4 tỷ đồng), SAB (54,2 tỷ đồng) và PTB (53,9 tỷ đồng).

Giao dịch xả ròng 1.999 tỷ đồng mã VIC của Vingroup

Chiều mua chiếm ưu thế so với chiều bán tại sàn HNX

Trái chiều, lực mua trở lại với VNM của Vinamilk khi cổ phiếu này được mua ròng 294 tỷ đồng. Cùng với VNM, STB của Sacombank cũng được mua ròng 141 tỷ đồng. Là hai mã duy nhất ghi nhận sức mua trên 100 tỷ đồng tuần qua.

Các NĐT nước ngoài cũng mua ròng DXG (88,9 tỷ đồng) và VHM (69,3 tỷ đồng) của ngành bất động sản. Theo sau, dòng tiền tìm đến các mã DGC (80,6 tỷ đồng), GEX (74,1 tỷ đồng), E1VFVN30 (69,1 tỷ đồng), PVT (43 tỷ đồng), MBB (42,9 tỷ đồng) và HSG (29,6 tỷ đồng).

Chiều mua chiếm ưu thế so với chiều bán tại sàn HNX. Với giá trị tương ứng 465,3 tỷ đồng và 69,3 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại mua ròng gần 396 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu PVI của Bảo hiểm Dầu khí được mua ròng 346,7 tỷ đồng, áo đảo tại chiều mua. Sàn HNX ghi nhận giao dịch thỏa thuận khủng 9.228.000 cổ phiếu PVI trong phiên 20/7. Theo thông tin công bố, cổ đông lớn của PVI là HDI Global SE đã đăng ký mua 9.228.000 cổ phiếu từ ngày 20/7 đến ngày 18/8/2021. Do đó, nhiều khả năng HDI Global SE đã hoàn tất giao dịch trên qua kênh thỏa thuận. Với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 345 tỷ đồng.

Cùng chiều, các mã ghi nhận lực mua ròng nhẹ hơn gồm DXS (23,8 tỷ đồng), MBS (11,2 tỷ đồng), BSI (10,7 tỷ đồng), VND (10,5 tỷ đồng).

Tại chiều bán, các NĐT nước ngoài rút ròng nhẹ dưới 10 tỷ đồng khỏi một số cổ phiếu NTP (5,7 tỷ đồng), VCS (2,6 tỷ đồng), SHS (2,4 tỷ đồng), CEO (1,3 tỷ đồng).

Chiều mua chiếm ưu thế so với chiều bán tại sàn HNX

Tại thị trường UPCoM, tương quan giữa chiều mua và bán khá cân bằng

Tại thị trường UPCoM, tương quan giữa chiều mua và bán khá cân bằng với giá trị tương ứng 171,36 tỷ đồng so với 189,55 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại bán ròng nhẹ 18,2 tỷ đồng.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VTP của Viettel Post được mua ròng trong nhiều phiên. Nâng tổng mức mua ròng trong tuần lên 24,3 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại mua ròng một cổ phiếu khác cùng họ là CTR của Công trình Viettel. Với giá trị 8,3 tỷ đồng). Hai cổ phiếu là MCH (Hàng tiêu dùng Masan) và MML (Masan MeatLife) được mua ròng nhẹ khoảng 5 tỷ đồng.

Chiều bán ròng, cổ phiếu HIG của CTCP Tập đoàn HIPT. Bị bán ròng mạnh nhất 3,15 triệu cổ phiếu qua kênh thỏa thuận. Giao dịch này trùng khớp với thông tin cổ đông lớn Sokol Holding Corp. Đã thoái toàn bộ 15,8% vốn, tương ứng với 3,15 triệu cổ phiếu HIG. Tại mức giá thỏa thuận 11.100 đồng/cp, dự kiến Sokol Holding Corp. Đã thu về 34,9 tỷ đồng sau thương vụ thoái vốn trên.

Một số cổ phiếu cũng bị bán ròng theo đà rút vốn của khối ngoại gồm VEA (20,1 tỷ đồng), QNS (5,2 tỷ đồng), ACV (3,1 tỷ đồng), ABI (1,2 tỷ đồng).

Tập đoàn Vingroup

Vingroup được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1993. Với tiền thân là công ty Technocom chuyên về sản xuất mỳ ăn liền tại Ukraina. Bởi một nhóm các du học sinh người Việt Nam, những người này sau đó quay trở lại đầu tư đa ngành tại quê hương còn thương hiệu mỳ thì được Nestle của Thụy Sỹ mua lại vào năm 2004. Năm 2011, 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom được sáp nhập bằng cách hoán đổi cổ phần. Đến giữa tháng 2 năm 2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) phát hành thêm cho mục đích sáp nhập. Được chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *