Trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay, không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là các nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với các hàng hoá đó. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì? Hiện tại đã có những chính sách cụ thể từ Bộ Công Phương áp dụng thế nào?
Vào ngày 30/8/2021 vừa qua, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra và thực hiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm sợi dài làm từ polyester …Hãy cùng chúng tôi đi phân tích và cập nhật những thông tin đáng lưu ý và quan tâm nhất hiện nay về sự việc chống bán phá giá các sản phẩm sợi dài polyester nhé!
Chống bán phá giá với sản phẩm sợi dài làm từ polyester
Căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017. Và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia và Malaysia.
Thời gian diễn ra phiên tham vấn theo hình thức trực tuyến từ 9h00-12h00 ngày 30/8/2021 (theo giờ Hà Nội). Ngôn ngữ sử dụng là tiếng nói và chữ viết dùng trong buổi tham vấn là tiếng Việt. Các Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác. Tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt. Do các Bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp
Trước đó, ngày 6/4/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCT. Về việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester. Có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia và Malaysia.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương. Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được kết thúc trong 12 tháng. Kể từ ngày có quyết định điều tra (tức ngày 6/42021). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời hạn điều tra thêm 6 tháng.
Để có thêm thời gian xem xét, làm rõ những vấn đề phát sinh về lượng thông tin. Dữ liệu cần xử lý, căn cứ theo thực tiễn vụ việc và để đảm bảo việc điều tra được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, ngày 11/3/2021. Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 864/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia và Malaysia thêm 6 tháng. Theo đó thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 6/10/2021.
Khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan
Được biết, theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ. Bộ Công thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng trong thời hạn 90 ngày. Trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Do đó, Bộ Công thương khuyến nghị tất cả các tổ chức. Cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh. Sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan. Và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh. Sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.